Nhận xét kịch bản Anh hùng xạ điêu (phim truyền hình 2008)

So với nguyên tác của Kim Dung, kịch bản phim lần này có một số thay đổi như sau:

  • Mục Niệm Từ là con duy nhất chứ không phải có 4 anh em.
  • Dương Khang khám phá ra lẽ thật chấp nhận gốc gác là người Tống (dân Hán), trở về với gia đình cha mẹ ruột Dương Thiết Tâm, Bao Tích Nhược và con nuôi của cha mình là Mục Niệm Từ.
  • Âu Dương Khắc được mẹ cho biết là con ruột của tây độc Âu Dương Phong chứ không phải chú cháu như trong truyện.
  • Dương Thiết Tâm truyền day võ công của Quách Dương lưỡng gia cho Quách Tĩnh và Dương Khang.
  • Dương Thiết TâmBao Tích Nhược chết dưới làn mưa tên của Hoàn Nhan Hồng Liệt chứ không tự sát.
  • Dương Khang cải tà quy chính, trở về cố hương Ngưu gia thôn sống với Mục Niệm Từ và con là Dương Quá được mấy tháng. Cuối cùng để bảo vệ thê tử và chuộc tội, chết điềm tĩnh dưới chưởng của Âu Dương Phong, chứ không bị trúng độc và bị quạ mổ như trong truyện.
  • Âu Dương Khắc yêu Mục Niệm Từ, cùng với Dương Khang dẫn đến mối tình tay ba, chứ không tranh Hoàng Dung với Quách Tĩnh. Cuối cùng cam nguyện chết dưới thiết thương của Dương Khang.
  • Lý Bình, mẹ Quách Tĩnh gặp gỡ Hoàng Dung, đem Tuần mã công phu của Quách gia truyền dạy cho nàng và thừa nhận Hoàng Dung làm con dâu.
  • Hoàn Nhan Hồng Liệt bị Quách Tĩnh và Hoàng Dung vây khốn tại Tán Mã Nhĩ Hãn (Uzbekistan). Cuối cùng bị Dương Khang bức tử, báo thù cho hai nhà Quách và Dương, chứ không bị Thiết Mộc Chân hạ lệnh giết như trong nguyên tác.
  • Châu Bá ThôngLưu Anh tại núi Hoa Sơn trùng phùng, chứ không phân ly.
  • Do vấn đề tài chính, các tình tiết về Ngư Tiều Canh Độc bị cắt bỏ.

Sự thiên lệch tiểu dị của kịch bản so với nguyên tác đã gây nên rất nhiều tranh luận trong giới xem và phê bình phim. Đạo diễn Lý Quốc Lập đã cắt ráp thêm bớt khiến cho phim chuyện có phần hào hứng, lôi cuốn và nhất là đoạn kết có hậu hơn hẳn nguyên tác cũng như so những kịch bản trước đã được đóng đi đóng lại nhiều lần. Tuy nhiên với nhiều độc giả, họ lại không chịu nổi được sự rườm rà quá đáng của bản phim này. Sự chọn lựa giàn ê-kíp tài tử từ Hoa Lục, Đài Loan, Hồng Kông rất xuất sắc: ngoại hình đẹp, trang phục hợp thời thượng, cách hóa trang thêm râu bới tóc rất khéo chứ không tèm hèm tùa hụa như trong các phim cũ. Ngoại cảnh được quay tại những danh thắng nổi tiếng tại Hoa Lục. Diễn viên diễn xuất thể hiện vai vế rất đạt: Hồ Ca mang vẻ khờ khạo của Quách Tĩnh mà cũng khá cứng cỏi, Lâm Y Thần xinh đẹp và thành công trong sự nhanh nhẹn, hơi tinh ranh, nhưng vẫn giữ nét hồn nhiên ngây thơ của nhân vật Hoàng Dung. Lưu Thi Thi với vẻ mặt bồn chồn lo lắng rất hợp với Mục Niệm Từ lúc nào cũng lao đao lận đận với mối tình không còn chọn lựa và với tính khí giảo hoạt của Dương Khang. Viên Hoằng với cặp mắt rất sắc bén và cũng khá tráo trở trong vai Dương Khang. Châu Hải My với khuân mặt hiền, đẹp, khả ái, u buồn cam chịu mà quý phái rất hợp trong vai Bao Tích Nhược. Tuy nhiên đây mới chỉ là ý kiến của các độc giả chưa từng đọc qua tiểu thuyết. Theo một số đọc giả trung thành của Kim Dung thì bản phim này đã bóp méo nguyên tác, tình tiết thêm vào không được hợp lý. Các diễn viên diễn chưa đủ đạt đến tầm tính cách nhân vật được miêu tả trong tác phẩm của Kim Dung. Hoàng Dung của Lâm Y Thần thiếu đi độ thông minh tinh quái của nhân vật, tính cách khắc họa chưa có sự khác biệt so với các vai diễn trong các bộ phim thần tượng trước đây của cô. Hồ Ca bị chê nhiều ở khoản đầu tóc bù xù, cũng như vẻ khờ khạo có chút thái quá. Đó là về hình thức, về nội dung, Lý Quốc Lập thêm thùa một đoạn không có trong nguyên tác lúc đôi phu phụ Dương Thiết TâmBao Tích Nhược trùng phùng. Lúc chưa thấy rõ mặt nhau họ la ơi ới khóc lóc thiếu điều muốn chết lên chết xuống, thế mà khi đã đoàn tụ sum vầy cả hai không thèm nói chuyện lấy một câu. Thậm chí đến bữa cơm, Bao dâng cơm cho chồng, Dương chỉ ăn có một miếng nhỏ rồi buông đũa bỏ ra ngoài. Sau cùng Dương sai Bao kéo nước để rửa chân cho ông như một cử chỉ săn sóc chồng. Trong lúc Bao cúi xuống rửa chân, bất ngờ Dương xáng lên mặt vợ một bạt tai. Rồi Bao cũng vung tay trả đũa tát tai lại chồng. Rồi cả hai ôm nhau khóc nức nở. Cái tát tai của Dương chứng ông đã tha lỗi cho vợ đã lấy Hoàn Nhan Hồng Liệt. Và cái tát của Bao là vừa giận lẫy cũng vừa tha thứ chồng đã bỏ mình và đi cứu chị là Lý Bình để cả hai phải chia ly suốt 18 năm. Đây chỉ đơn cử một vài chi tiết nhỏ mà Lý Quốc Lập đã tỷ mỷ thêm thắt...